ĐÔ THỊ CÙNG THIÊN NHIÊN TẠO NÊN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
Không khí trong sạch là một mắc xích quan trọng trong “cổ máy đô thị” hiện đại phức tạp. Chất lượng không khí của chúng ta trong tương lai phụ thuộc vào những gì chúng ta đang xây dựng.
Giáo Sư Peter Rayner – Đại Học Melbourne.
Chất lượng không khí thành phố đang báo động:
Như chúng ta biết, tốc độ phát triển, đô thị hóa tại các Quốc gia trên Thế Giới chưa bao giờ cao như hiện nay.
Ngay từ những thời kì đầu tiên, các thành phố hình thành phát triển từ trong môi trường tự nhiên đặc biệt tại những nơi có hệ sinh thái đa dạng nhằm phục vụ đời sống.
Sau đó dần lan rộng ra nguồn nước, thảm thực vật là môi trường sống đa dạng cho động vật và cả con người chúng ta.
=> Con người và thiên nhiên hòa hợp, chúng ta luôn nhận được rất nhiều từ mẹ thiên nhiên.
Một khía cạnh khác mà mới được đặc biệt chú trọng trong vài thập kỷ nay đó là chất lượng không khí.
Bản đồ thể hiện mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm không khí.
Chất lượng không khí là điều rất quan trọng đối với toàn bộ sự sống trên Hành Tinh này, từ những tế bào nhỏ nhất đến thực vật, động vật và con người.
Hiện nay, các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng không khí ô nhiễm chính là nguyên nhân ảnh hường nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con người.
Hậu quả cuối cùng chính là tỷ lệ tử vong của con người ngày càng cao.
Chất lượng không khí bị ô nhiễm tại Việt Nam:
Năm 2016, dựa vào kết quả nghiên cứu của Đại Học Yale được tạp chí Forbes đăng tải thì chất lượng không khí tại Việt Nam đạt:
+ 54,76 điểm trên thang 100 điểm.
+ Hạng 170/180 (180 Quốc gia được nghiên cứu).
+ Ô nhiễm khói bụi là nhiều nhất, tiếp theo là CO2 , SO2.
Mức độ ô nhiễm Chất lượng không khí của chúng ta
Các biện pháp cải thiện chất lượng không khí:
Tại các Quốc gia phát triển nhưng vẫn chú trọng chất lượng không khí như Úc, Đất nước Kagargu này có các biện pháp rất hiệu quả trong việc duy trì, tái tạo không khí trong sạch.
Úc thành lập chương trình trong đó gồm Bộ Môi Trường, Viện Nghiên Cứu, Hiệp hội công nghiệp, nhà xây dựng…
Trong đó Hiệp hội CAUL – liên hiệp các trường Đại Học gồm:
- Đại học Melbourne
- Đại học RMIT
- Đại học Wollongong
- Đại Học Western Australia
Họ thống nhất đưa ra một lộ trình nhằm hướng đến chất lượng sạch của không khí.
Các hoạt động cụ thể như:
+ Kiểm soát khí thải động cơ, công nghiệp.
+ Cải tiến lò sưởi, chất liệu trong xây dựng.
+ Đánh giá cụ thể chất lượng từng khu vực.
+ Tăng tỉ lệ mật độ cây xanh so với mật độ xây dựng.
Sự phức tạp đáng được hóa giải cho chất lượng không khí và chất lượng cuộc sống:
Ảnh vui sưu tầm
Để có thể đổi mới để cải thiện chất lượng không khí chúng ta cần phải hiểu nhiều khía cạnh của vấn đề này từ sinh học đến chính trị.
Giảm ô nhiễm từ một nguồn, chẳng hạn như các phương tiện giao thông đường bộ nặng, đòi hỏi phải xem xét các chức năng của hệ thống thay thế và những cách khác nhau mà chúng có thể đáp ứng nhu cầu của con người.
Sự phức tạp này là lý do tại sao trung tâm CAUL phải là một tổ chức liên ngành mạnh, có chuyên môn về thiết kế đô thị, ô nhiễm không khí, làm xanh đô thị, sức khoẻ con người và đa dạng sinh học.
Sự phức tạp này không có nghĩa là chúng ta trì hoãn hành động.
Đối với Việt Nam trẻ trung năng động, việc học hỏi áp dụng kinh nghiệm từ các Quốc gia như Úc hết sức khả quan.
Cơ sở hạ tầng đô thị có tuổi thọ dài; các hệ thống đang được xây dựng hiện nay sẽ được vận hành trong nhiều thập kỷ.
Chất lượng không khí của chúng ta trong tương lai phụ thuộc vào những quyết định chúng ta đang làm.
Trên đây là những phân tích và đánh giá khách quan của Vinacell. Vinacell mong quý đọc giả sẽ có cái nhìn khách quan về tình hình hiện nay.
Nguồn tham khảo: https://pursuit.unimelb.edu.au/articles/cities-and-nature-working-together-for-clean-air
Bài Viết Liên Quan: