GIÁ SẮT THÉP XÂY DỰNG LÀM NHIỀU CÔNG TY ĐIÊU ĐỨNG
Nguyên vật liệu trong ngành xây dựng đang tăng cao, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp tác động đến nguồn thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp thi công, mà còn ảnh hưởng đến tiến độ thi công của hàng loạt công trình xây dựng trọng điểm hiện nay. Hôm nay, đọc giả cùng Vinacell tìm hiểu nguyên nhân do đâu có sự tăng cao nguyên vật liệu sắt thép nhé!
Giá sắt thép xây dựng tăng cao
Theo bảng giá thép cập nhật tháng 3/2022 tại khu vực miền Nam, chủng loại D6 giá 18.380 đồng/kg, loại D10 CB300 là 18.480 đồng/kg, CB400 và CB500 là 18.580 đồng/kg… Mặc dù hiện tại mức giá đã giảm so với thời đỉnh điểm nhưng vẫn cao hơn trung bình khoảng 250.000 đồng – 650.000 đồng/tấn tùy loại so với một vài tháng trước đó.

Cùng điểm qua giá thép của một số doanh nghiệp ngành thép có thương hiệu trên thi trường thì thấy mức giá đã được điều chỉnh tăng trên dưới cả 1 triệu đồng/tấn/tùy loại. Nhiều doanh nghiệp thép trong nước cũng điều chỉnh giá bán tăng thêm 700.000 – 800.000 VND trên tấn từ cuối tuần đầu tháng 3/2022. Thép Kyoei tăng thêm 800.000 VNĐ trên tấn với thép thanh vằn CB300 D10, tăng lên 18.020.000 VND; thép cuộn CB240 D10 tăng lên 18.200.000 VND triệu đồng, tăng thêm 1.200.000 VND/tấn so với tháng trước. Thép cuộn CB240 được thép Việt Đức báo giá 17.700.000 triệu đồng, tăng thêm 700.000 đồng; thép vằn CB300 D10 cũng tăng lên ngưỡng mới 18.020.000 VND/tấn. Các dòng thép của Hòa Phát đều tăng gần 700.000 VND mỗi tấn so với cuối tháng 2.
Theo hiệp hội thép VN (VSA), nguyên nhân chính giá sắt thép tăng liên tục trong thời gian qua là giá phôi thép tăng cao, buộc các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đồng loạt phải tăng giá thép để bù đắp chi phí nguyên liệu tăng. Nhất là khi bối cảnh nền kinh tế, chính trị thế giới đang còn nhiều bất ổn, dịch bệnh Covid, xung đột, giá dầu tăng, giao thương, vận chuyển khó khăn.
Nhiều nhà thầu có nguy cơ sụp đổ
Theo một chủ thầu công trình xây dựng lớn tại Thủ Đức cho biết, thông thường giá thép đã chiếm khoảng 20% tổng giá trị của dự án, đã khiến chi phí xây dựng đội lên khá cao. Chưa kể đến nhiều loại vật liệu xây dựng khác như gạch, cát, xi măng,đá… cũng như giá nhân công lao động cũng đồng loạt tăng giá, gây áp lực, khó khăn rất lớn cho nhà thầu.
Hiện nay, đa số các công trình giá trị xây dựng lên đến vài chục tỷ đồng hoặc hơn vài trăm tỷ đồng, thường được thỏa thuận và ký kết hợp tác từ cả năm trước khi thi công dự án. Mặc dù chủ thầu cũng tính đến yếu tố tăng giá nhưng nhiều khi cũng khó lường trước được, trong khi giá nguyên vật liệu chiếm 65 – 70% giá trị dự toán xây dựng công trình, cho nên việc giá thép này tăng giá mạnh sẽ khiến chi phí xây dựng bị đội lên rất cao ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới tiến độ thi công, chất lượng của công trình. Nhiều khi nhà thầu phải âm thầm gánh lỗ nên không đàm phán được với chủ đầu tư”.

Tương tự, một công ty khác cũng có địa chỉ tại Tp.HCM cho biết, sau đợt giãn cách dài vì Covid-19 công ty đã tái khởi động các hoạt động sản xuất kinh doanh và nhận được các công trình xây dựng quy mô lớn. Nhưng niềm vui chưa thành hiện thực thì bao nỗi lo ập đến từ việc thiếu nhân công lao động cho đến giá thành các vật liệu xây dựng, trang trí nội thất đều đồng loạt tăng giá khiến cho doanh nghiệp. Đây là khó khăn chung và sự thích nghi bắt buộc của các nhà thầu xây dựng trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra, các công trình nhà ở thương mại, giá vật liệu xây dựng,trang trí và chi phí xây dựng tăng cao sẽ ảnh hưởng vào giá thành nhà ở trực tiếp khi đến tay người mua.
Giá sắt thép xây dựng hiện nay đang có xu hướng tăng hay giảm?
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong 3 tháng gần đây, giá thép nội địa liên tục giảm trong khi thị trường sắt thép trên thế giới vẫn không khả quan khi đang có những dấu hiệu dư cung. Mặc khác, dù giá thép xây dựng đã giảm mạnh nhưng nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, đá, xi măng vẫn đang ở mức cao. Do đó, ngành xây dựng vẫn đang chịu nhiều áp lực về tổng thể.
Cụ thể là giá thép nội địa tiếp tục được điều chỉnh giảm vào ngày 15/8. Giá thép Hoà Phát đối với thép cuộn CB240 và thép cây D10 CB300 đều giảm 310.000đ trên tấn, đang lần lượt giao dịch ở mức 14,57 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn.Nguyên nhân là do giá thép trên thế giới vẫn ở mức thấp do dư cung. Trong khi đó, nhu cầu thép xây dựng trong nước giảm mạnh 30-40% so với hồi đầu năm nay.

Xu hướng giá thép quý III và IV cuối năm 2022 tăng hay giảm?
Thị trường thép trong nửa đầu năm 2022 đầy thăng trầm khi tăng cao vào quý I (có lúc chạm đỉnh 19.000 đồng/kg) nhưng lao dốc không phanh vào quý II khi trải tới qua 7 lần giảm giá. Hiện giá thép xây dựng đang dao động trong khoảng 16.000 đồng/kg.
Nguyên nhân là vì nhu cầu thép trong nước hiện vẫn đang suy yếu. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết giá xăng dầu và tiền lương lao động tăng kéo theo các chi phí sản xuất tăng theo. Trong khi, nhu cầu sử dụng thép ở các công trình thấp.
Nhìn chung, giá thép vào cuối năm 2022, đầu năm 2023 trên đà giảm khi mà nguồn cung thép đã được đáp ứng, chi phí vận chuyển tăng và xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp thép đang tăng sản xuất.

Trong cuối năm nay, các dự án đầu tư công trong nước triển khai tiến độ như Sân bay Long Thành,cao tốc bắc nam,… các dự án đầu tư công này sẽ là yếu tố quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành xây dựng hiện nay. Kỳ vọng về nhu cầu tăng lên trở lại từ giờ đến hết năm nay sẽ giúp nhiều doanh nghiệp thép trong nước cân đối cung cầu và xử lý được hàng tồn kho.
Nguồn: Tổng Hợp