0908 001 600

Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn những thông số kỹ thuật vải địa kỹ thuật không dệt 2018. Ngày nay chúng được xem là một vật liệu kĩ thuật phổ biến và đa dụng cho các công trình cầu đường, thoát nước, và gia cố tại các công trình đất yếu. 

Vải địa kỹ thuật không dệt

Để xem nhanh, bạn có thể Click vào menu bên dưới:

1. Vải địa kỹ thuật không dệt là gì?

Chúng còn có tên gọi khác là vải địa. Đây là loại vải có cấu tạo từ nhựa nguyên sinh, các phân tử PP hoặc PE. Mỗi khổ vải thường có kích thước từ 3.5m đến 6m tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi công trình.

Vải địa không dệt có điểm khác biệt so với vải dẹt ở chỗ các sợi polypropylene hoặc Polyester sẽ có sự sắp xếp ngẫu nhiên với nhau. Từ đó liên kết hợp thành sản phẩm. Độ co giãn của loại vải này khi được kéo là 35/80%. Người ta thường sử dụng vải này để làm tầng lọc nước, phân cách và gia cường trong các công trình giao thông, sân bay, các cầu cảng biển hoặc sông kè.

Ngay tại Việt Nam, sản phẩm này được sản xuất đáp ứng mục đích thi công, gia cố cho các công trình xây dựng và vận tải.

2. Ưu điểm của vải địa kỹ thuật

Vai dia ky thuat khong det dùng nhiều trong công trình, lớp phân cách giữa nền đất và đất đắp ngăn ngừa thâm nhật của đất nền, chống sụt lún. Nhờ có vật liệu này mà các công trình có thể duy trì được chiều dày, đáp ứng thiết kế và tăng khả năng chịu lực. Dưới đây là một số ưu điểm của chúng

vai-dia-ky-thuat-ung-dung
Vải địat không dệt có nhiều ứng dụng trong xây dựng

2.1 Lọc nước và thoát nước tốt

Vải sẽ được đặt ở chính giữa đất và cốt liệu thô để thoát nước, đóng vai trò như một lớp màng lọc và phân cách để giữ đất nhưng vẫn cho nước đi qua hệ thống trong thời gian công trình đang vận hành.

Lọc nước được xem là một chức năng quan trọng mà phải địa kỹ thuật cần đáp ứng. Tuy nhiên, chúng ta không xem đây là một tấm màng lọc, mà phải chú ý đến kích thước lỗ hỏng của vải để chọn ra được loại phù hợp cho cấp khối hạt của công trình cần đáp ứng, ngoài ra cũng cần quan tân đến một vài thông số kỹ thuật của từng loại vải.

Trong quá trình lọc, vải này sẽ đảm bảo độ bền chắc trong suốt thời gian thi không ngay cả khi tiếp xúc với đất và nước trong cùng một thời gian nhất định. Đây chính là loại vải địa kỹ thuật chống thấm

2.2 Cốt gia cường mái dốc

Một số công trình đòi hỏi phải có lớp làm cốt gia cường cho đất mới có thể tăng cường ổn định mái dốc. Vải này còn có tác dụng ngăn cản biến dạng ngang trong quá trình đầm nén, chính vì thế phần đất sát bên biên mát dốc sẽ được đầm cho chặt hơn để phù hợp với vải địa chất.

2.3 Ổn định cho nền đê, đập

Nhiệm vụ của vải địa trong các công trình xây dựng đê đập là giữ nền của đất yếu và làm lớp phân cách để ổn định nền đất, duy trì lớp đất ban đầu. Lớp đất bên phía trên phải đảm bảo cho xe cộ lưu thông qua lại trong suốt thời gian công trình hoạt động. Người ta có thể sử dụng thêm vật liệu trê, cừ tràm để hỗ trợ cho công tác san lấp đất.

Để chọn được loại vải địa phù hợp nhất cho từng loại đất, bạn không nên bỏ qua thông số kỹ thuật của chúng

vai-dia-ky-thuat-de-dap
Vải địa không dệt giúp ổn định nền đê, đập

2.4 Chống xói mòn

Trong công tác chống xói mòn, chúng có thể kết cấu cùng với đá xây lát với tấm bê tông, rọ đá và các vật liệu truyền thống khác để chống xói mòn. Vài này tạo thành một lớp vỏ bọc bên ngoài mềm dẻo, giữ lại đất nhưng vẫn cho phép thoát nước, đảm bảo tuổi thọ công trình. Phần màng HDPE sẽ bị xuyên thủng và xé rách khi chịu tác động của tải trọng và các hoạt động trong quá trình lắp đặt vận hành.

3.Tính năng của vải địa kỹ thuật

Các tính năng của vải địa  được dựa trên nhu cầu sử dụng và trách nhiệm của nó đáp ứng trong các công trình. Dưới đây là một số tính năng tiêu biểu:

  • Dùng làm lớp phân cách.
  • Dùng để tiêu thoát nước.
  • Dùng để lọc ngược nước.
  • Dùng để gia cường, ổn định nền đất yếu.
  • Dùng để bảo vệ một số vật tư khác.

Trước khi bắt tay vào sử dụng vật liệu này, hầu hết người dùng để xác định chức năng chính tương ứng phù hợp với lĩnh vực xây dựng mà vải địa có thể đáp ứng. Sau đó, người dùng sẽ nhận định những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự làm việc của vải, chất lượng công trình, thông số kỹ thuật và độ chịu đựng của vải này. Sau cùng là các quy định để các tính chất của vải địa kỹ thuật cũng như quy trình bảo quản và thi công nhằm đảm bảo việc giao nhận và lắp đặt ở hiện trường đúng theo yêu cầu.

4. Thông số kỹ thuật vải địa kỹ thuật không dệt VNT

STTCác chỉ tiêuPhương pháp thửĐơn vịVNT14VTN16VNT18VNT20VNT22
1Lực kéo đứt lớn nhất (chiều cuộn, khổ)ASTM D-4595kN/m7891011
2Khối lượng đơn vịASTM D-5261g/m2105117120130150
3Chiều dàyASTM D-5199mm1,11,181,191,221,25
4Hệ số thấm ASTM D-449110-4m/s353035303030
5Độ giãn dài khi đứt (chiều cuộn, khổ)ASTM D-4595%6565656565
6Lực kéo giật lớn nhất (chiều cuộn, khổ)ASTM D-4632N430490550610670
7Lực chịu xé lớn nhất (chiều cuộn, khổ)ASTM D-4533N180200230250280
8Lực kháng xuyên CBRASTM D-6241N13001400150016101770
9Lực đâm thủng thanhASTM D-4833N200220250290320
10Kích thước lỗ 095ASTM D-4571mm<0.106<0.106<0.106<0.106<0.106
11Chiều dài cuộn m250250250200200
12Chiều rộng cuộn m44444
13Diện tích m2100010001000800800

Thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về thông số kỹ thuật của vải địa kỹ thuật không dệt, các tính năng và ứng dụng của loại vải này trong thi công. Để đáp ứng phù hợp cho từng công trình, cần xác định rõ chức năng, nhu cầu và các quy cách cũng như thông số kỹ thuật để chọn lựa loại phù hợp nhất.