Một trong các loại vải địa kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là ART12. Loại vải này có rất nhiều ứng điểm và ứng dụng trong cuộc sống. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về vải địa kỹ thuật ART12 để biết chúng có những đặc tính gì và được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
=================== Danh Mục ===================
- 1. Vải Địa Kỹ Thuật ART12 Là Gì?
- 2. Các Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Của Vải Địa Kỹ Thuật ART12
- 3. Các Chức Năng Của Vải Địa Kỹ Thuật ART12
- 3.1. Chức Năng Phân Cách
- 3.2. Chức Năng Gia Cường
- 3.3. Chức Năng Bảo Vệ
- 3.4. Chức Năng Lọc
- 3.5. Chức Năng Tiêu Thoát Nước
1. Vải Địa Kỹ Thuật ART12 Là Gì?
Đây là loại vải địa kỹ thuật, được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam dựa trên các thiết bị công nghệ hiện đại. Chất liệu làm nên loại vải này là các hạt nhựa nguyên sinh phân tử PP hoặc PE.
Các công đoạn tạo nên vải ART12 bao gồm: tạo màng xơ, xuyên kim, ép nhiệt cuộn và bao gói.
Dây chuyền công nghệ của các nước phát triển gồm các công đoạn: Tạo màng xơ, xuyên kim, ép nhiệt cuộn và bao gói.
2. Các Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Của Vải Địa Kỹ Thuật ART12
– Vải ART12 có cường lực chịu kéo, lực kéo đứt ASTMD 4595 là 12 kN/m
– Độ giãn khi đứt ASTMD 4595 là 65%
– Kích thước cuộn vải dài 4m nặng 160g/m2
3. Các Chức Năng Của Vải Địa Kỹ Thuật ART12
3.1. Chức Năng Phân Cách
ART12 được sử dụng để làm lớp ngăn giữa 2 lớp vật liệu khác nhau về kích thước hạt, ví dụ như ngăn giữa lớp đá với đá răm, cát với nền đất yếu.
3.2. Chức Năng Gia Cường
Vải ART12 còn được coi là vải địa kỹ thuật gia cường có khả năng chịu kéo cao, lên tới 12 kN/m nên thường được sử dụng để truyền hoặc tăng cường khả năng chịu kéo cho đất. Từ đó có thể làm gia tăng và cố định nền cốt đất. Ngoài ra, người ta còn sử dụng vải địa kỹ thuật để may thành các các túi chứa đất.
3.3. Chức Năng Bảo Vệ
Vải địa kỹ thuật thường được sử dụng kết hợp với các vật liệu trong xây dựng như đá, bê tông, rọ đá, thảm đá để tạo thành các lớp đệm ngăn cách, chống tình trạng xói mòn và bảo vệ cho các công trình đê, đập, bờ biển, các cột trụ cầu bởi loại vải này có tính bền kéo, chống đâm thủng và rất bền với môi trường.
3.4. Chức Năng Lọc
Vải địa kỹ thuật ART12 thường được đặt giữa 2 lớp vật liệu có kích thước và độ thấm nước khác nhau. Trong trường hợp này, ART12 đóng vai trò là lớp lọc. Nhờ vậy mà các hạt có kích thước dù nhỏ, cỡ 0,075 micromet cũng không bị lọt qua. Do đó, có thể tránh được tình trạng xói mòn vật liệu.
3.5. Chức Năng Tiêu Thoát Nước
Nhờ có chức năng tiêu thoát nước mà vải ART12 còn được sử dụng rất phổ biến trong các công trình đê đập, hệ thống thoát nước ngầm.
Trên đây là các thông tin về vải địa kỹ thuật ART12 cũng như các chức năng và ứng dụng của nó trong cuộc sống.