VƯỜN TRÊN MÁI XU HƯỚNG MỚI 2022
Tại các khu đô thị, thành phố lớn thì mật độ đô thị hóa ngày càng cao, diện tích đất trống bị thu hẹp nên các không gian công cộng để bố trí cảnh quan cây xanh cũng không đáp ứng được. Việc sử dụng sân thượng và mái nhà để phủ xanh không gian sống là xu hướng những năm trở lại đây. Thay thế sàn bê tông, mái nhà bằng các loại cây xanh hoặc vườn rau được gọi là “Vườn trên mái” đã và đang là giải pháp xanh tối ưu cho các công trình xây dựng hiện nay.

Hôm nay, Vinacell cùng với các bạn cùng tham khảo những kinh nghiệm và cách thi công qua bài viết này nhé.
Ưu và nhược điểm của vườn trên mái
Vườn trên mái hay còn gọi vườn trên sân thượng là nét kiến trúc khác biệt và là một cách lý tưởng để người làm vườn thành thị mở rộng không gian của họ. Chúng cũng tận dụng tốt những khoảng không gian thường xuyên bị lãng phí và không được sử dụng để tạo mảng xanh cho ngôi nhà bạn. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi thực hiện chúng.
Ưu điểm:
Trồng cây bóng mát, cây ăn quả hay làm vườn hoa màu trên mái là cách để có những lợi ích như sau :
– Điều hòa nhiệt độ : Nước ta có khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm cao. Nếu có thảm thực vật trên sân thượng, mái nhà sẽ làm mát ngôi nhà và bảo vệ kết cấu mái, cản bức xạ nhiệt từ mặt trời.
– Thanh lọc không khí: Khả năng lọc không khí, cung cấp oxi và hấp thụ lượng khí độc phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người.
– Chống cháy, cách nhiệt và cách âm: Khu vườn trên mái hoạt động như bức tường cản âm thanh, ngăn tiếng ồn từ phía trên mái nhà. Luôn có mảng xanh và giữ nước trên mái giúp cách nhiệt.
– Nguồn cung cấp thực phẩm an toàn: Cung cấp lượng rau sạch an toàn rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh giảm chi phí sinh hoạt.
– Tận hưởng không gian xanh: một mảng xanh gồm cây che bóng mát, khu vườn xanh mát, không khí trong lành, làn gió thiên nhiên đầy năng lượng mang cảm giác thư giản hiệu quả. Nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và tránh xa những ồn ào phố thị.

Nhược điểm:
Tuy mang lại nhiều ưu điểm về cuộc sống xanh mát nhưng Vườn trên mái cũng có nhược điểm ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn. Nếu không cẩn thận trong khâu xây dựng, thiết kế, khâu chống thấm không tốt thì sẽ làm trần nhà bị ngấm nước gây ra hiện tượng thấm, dột hoặc nứt trần về kết cấu chính tòa nhà khi chịu tải trọng của khu vườn trên mái.

Các phương pháp thi công vườn trên mái:
Phương pháp truyền thống: trồng rau, làm vườn, cây ăn quả trên sân thượng hay ban công không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt là những ai đang sống tại những đô thị lớn không có quá nhiều diện tích trống. Cách làm vườn trên sân thượng được những gia đình tận dụng các vật liệu có sẵn hoặc đơn giản để làm vườn như chậu nhỏ, thùng xốp…, hoặc không cần chống thấm và lót vỉ thoát nước, chỉ đổ đất trồng trực tiếp lên sàn bê tông, điều này dễ xảy ra hiện tượng đã nêu ở phần nhược điểm trên. Nhưng bạn đừng lo lắng, Vinacell sẽ giới thiệu đến bạn giải pháp mới thi công bằng các vật liệu mới.
Các vật liệu mới này sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật về chống ẩm, chống thấm, chống ngập ứ nước, chịu được tải trọng…

Vật liệu mới sẽ thay thế hệ thống lọc và thoát nước cũ là sử dụng nhiều sỏi đá thoát nước chậm, làm tăng tải trọng cho mái nhà. Khắc phục nhược điểm trên, Vinacell cung cấp vỉ nhựa thoát nước trên sàn bê tông mang thương hiệu Vinacell, trọng lượng nhẹ chịu tải cao được sản xuất 100% tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của bằng sáng chế Drainage Cell
Chất liệu: nhựa tái chế Polypropylen & Polyethylene
Tải trọng: 10 tấn/m2
Thông số : 333 x 333 x 30mm, trọng lượng nhẹ : 2.700g/m2
Mua sản phẩm tại đây!

Các bước thi công tiêu chuẩn vườn trên mái hiện nay:
Thi công vườn trên mái có nhiều yếu tố khác với sân vườn ở các vị trí khác nhau đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật khắt khe hơn nhiều. Đây là quy trình tiêu chuẩn được áp dụng thi công cho hầu hết các công trình hiện nay.
- Bước 1: Chuẩn bị vật tư thi công và mặt bằng
Không giống trồng cây theo phương pháp truyền thống, để có một vườn trên mái cần đầu tư các vật tư thi công chuyên dụng gồm : vỉ nhựa thoát nước, vải địa kỹ thuật, màng phủ chống thấm, sơn chống thấm, cát sỏi và đất trồng…
Kế tiếp ta cần chuẩn bị mặt sàn cần có độ nghiêng 2% về nơi thoát nước và vệ sinh sạch sẽ.
- Bước 2: Khâu chống thấm cho sàn bê tông
Ở bước này khá quan trọng nhằm đảm bảo nước sẽ không thấm xuống mặt sàn. Ở các công trình mới xây dựng thì đều đã được sơn chống thấm mặt sàn bê tông khá tốt. Khi đó ta chỉ cần phủ một lớp màng bằng PE lên mặt sàn là đảm bảo việc chống thấm. Còn lại phải sơn chống thấm sân thượng đã sử dụng lâu sau đó mới tiếp tục thi công bước tiếp theo.
- Bước 3: Lắp đặt hệ thống thoát nước
Sử dụng các tấm vỉ nhựa thoát nước Vinacell phủ hết bề mặt làm vườn, chúng lắp ráp lại với nhau dễ dàng do trên các tấm vỉ nhựa đều có ngàm âm dương để gắn kết.
Đối với những khu vực không vuông vứt như góc nhọn, bo tròn thì chỉ cần dùng dao cắt theo hình dạng cần sử dụng và đặt vào. Có thể dùng dao dọc giấy, dao lớn, cưa tay để cắt theo hình dạng mong muốn.
Để đảm bảo việc thoát nước tốt nhất, các tấm vỉ liên kết bền chắc thì có thể dùng các loại keo như keo dog,… hoặc đinh thép đóng cố định các vỉ nhựa này với nhau.
- Bước 4: Trải vải địa kỹ thuật
Ở bước này phải đảm bảo vải phủ đều khắp bề mặt của các tấm vỉ nhựa. Sử dụng loại vải địa có thể chịu lực kéo tốt, thấm nước tốt. Tác dụng chính là hỗ trợ lọc nước và giữ lại phần đất, cát rơi xuống gây tắc đường thoát nước.
Lớp vải địa nên trải cao qua phần rìa ngoài của vỉ nhựa, các mép mí được trải chồng lên nhạu một khoảng để đảm không cho cát đất đi qua và dùng loại vải địa dày chịu lực kéo cao nếu trồng các loại cây có kích thước thân lớn.
- Bước 5: Đổ cát lên
Ở bước này tùy nhu cầu và quy mô khu vườn bạn có thể đổ cát với độ dày từ 5 cm– 10 cm. Sử dụng loại cát sạch, mịn và không lẫn các tạp chất.
- Bước 6: Đổ đất hoặc hỗn hợp chất trồng cây
Hỗn hợp đất gồm đất và các nguyên liệu như: tro, trấu, sơ dừa,… là những lựa chọn tốt. Độ dày của lớp đất tùy theo từng loại cây trồng mà bạn chọn để trồng. Đây là lớp dinh dưỡng để cây phát triển.
- Bước 7: Trồng cây cho sân vườn trên mái
Đây là bước cuối cùng của quy trình bạn tiến hành trồng các loại cây đã chọn từ trước. Nếu có bản vẽ bạn phải tuân thủ bản vẽ về các loại cây và vị trí trồng cho phù hợp.

Hướng dẫn chăm sóc vườn trên mái
Bất cứ một loại cây nào muốn phát triển tốt đều cần phải có quá trình chăm sóc. Vườn trên mái cũng không ngoại trừ.
- Chuẩn bị dụng cụ, vật tư làm vườn
Để dễ dàng và thuận tiện cho việc chăm sóc khu vườn của mình, bạn cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ, vật tư cần thiết như sau: bình xịt, kéo cắt tỉa, xẻng nhỏ…Các dụng cụ kể trên được Vinacell giới thiệu ở những bài trước, bạn có thể tham khảo tại đây .Việc chăm sóc khu vườn nhỏ xinh của mình cũng đem lại một điều thú vị để giảm căng thẳng rất hiệu quả với những người có nhiều áp lực cuộc sống.
- Tưới nước và bón phân định kì
Đối với tất cả các loại cây thì nước là không thể thiếu để phát triển sự sống. Ngoài nước thì phân bón cũng cần thiết cho quá trình phát triển của cây nên bạn cũng cần bón phân định kì để cây phát triển tốt. Lượng nước, phân bón sẽ tùy vào nhu cầu của từng loại cây, bạn nên cần cân đối không được lạm dụng. Phân bón nên sử dụng 1 – 2 lần trong tháng.
- Phòng trừ sâu bệnh, cắn tỉa cây khi cần thiết
Trong quá trình phát triển, nếu cây quá tốt thì cần cắt tỉa cành, lá để đảm bảo an toàn và thẩm mĩ. Trong mùa mưa bão, gió lớn bạn cần cắt tỉa các nhánh cây và cắt bỏ những cành có khả năng gãy, cố định thân và các nhánh còn lại.
Để phòng trừ sâu cho cây thì nên ưu tiên các biện pháp tự nhiên như: sử dụng các loại thiên địch ăn côn trùng, hoặc các hợp chất hữu cơ giúp xua đuổi chúng. Xử lý đất trước khi trồng để tiêu diệt mầm bệnh.
Lời kết
Những ý tưởng, kinh nghiệm hay để làm vườn trên mái mà Vinacell đã chia sẻ cũng phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về vật tư và các giải pháp cũng như công dụng của vườn trên mái. Để đầu tư ngay một sân vườn theo đúng ý mình, phù hợp với xu hướng thời đại, tạo không gian thoáng mát và trong lành cho bạn và gia đình thì đừng ngần ngại mà lên kế hoạch xây dựng ngay nhé.
Nguồn: Tổng Hợp